Để có được bề mặt sơn nền sàn epoxy hoàn hảo cho mọi công trình. Đòi hỏi quy trình thi công sơn sàn epoxy cho nền bê tông phải thật sự rõ ràng. Tuân thủ và thực hiện chi tiết đến từng công đoạn nhỏ nhất theo kĩ thuật từ nhà sản xuất. Chính vì vậy các chủ đầu tư, giám sát thi công hay bất cứ ai đang quan tâm. Hoặc có ý định ứng dụng dòng sơn này nên nắm chắc và thực hiện tỉ mỉ tới từng công đoạn. Để có được sàn epoxy như mong đợi và đồng thời tránh được những sự cố ngoài ý muốn.
Hiện nay trên thế giới việc áp dụng và sử dụng sơn sàn epoxy trong sản xuất công nghiệp đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu. Đặc biệt là tại các nước tư bản như Mỹ, Nhật, Châu Âu…
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ MẶT SÀN TRƯỚC KHI SƠN
Nội dung chính
Mặt sàn tiêu chuẩn yêu cầu được đổ bê tông Mac 250 trở lên. Đã sử dụng máy xoa mặt để làm phẳng và đánh bóng. Về chất lượng bề mặt cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn. Như về độ bóng như không mấp mô, không lỗ chỗ, không bị tách lớp bê tông. Ngoài ra, phải đảm bảo sàn đã được dải vải địa chống thấm. Và không có hiện tượng thấm ngược.
Sử dụng máy vệ sinh công nghiệp vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn. Tiến hành trám vá những vị trí lồi lõm. Xử lý ẩm với các vị trí có độ ẩm cao trước khi tiến hành bước tiếp theo.
Đối với những xưởng có nhiều vị trí lồi lõm. Hoặc các xưởng bị nứt bê tông, hoặc những xưởng có bê tông chưa đạt chuẩn Max. Cốt nền yếu cần phải xem xét kỹ lưỡng và tuân theo một quy trình xử lý nghiêm ngặt hơn. Ở đây SK xin phép không đề cập đến.
BƯỚC 2: SƠN LÓT
Sơn lót về bản chất là tạo lớp kết nối bề mặt giữa lớp sơn phủ và bê tông. Do đó, đây cũng là khâu khá quan trọng trong một chuỗi quy trình kỹ thuật hoàn thiện sản phẩm. Để đảm bảo lớp sơn lót được bám dính tốt. Yêu cầu về bề mặt đòi hỏi phải xử lý vệ sinh và trám vá hết sức kỹ lưỡng. Trong quá trình lăn phải thực hiện lăn đều đặn. Tránh trường hợp bỏ xót ảnh hưởng đến chất lượng sau này.
BƯỚC 3: TIẾN HÀNH SƠN PHỦ
Trước khi sơn phủ ta kiểm tra kỹ bề mặt lớp lót, phải đảm bảo lớp lót đã hoàn toàn khô ráo. Vì ta sử dụng sơn epoxy 2 thành phần nên cần lưu ý về tỷ lệ pha giữa thành phần A và thành phần B phải chính xác. Nếu xảy ra sơ xuất ở khâu pha sơn rất có thể sản phẩm sẽ bị lỗi, thậm chí không đông kết bề mặt. Dùng máy đánh sơn chuyên dụng, đánh đều 2 thành phần trộn với nhau. Sau khi sơn lớp phủ thứ nhất chờ từ 4 -8 tiếng cho bề mặt khô mới được sơn lớp thứ 2. Nếu cẩn thận tuân theo quy trình này các bạn sẽ có được sản phẩm sơn sàn epoxy như ý muốn.
Một sàn epoxy đã hoàn thiện lớp cuối cùng
TRƯỜNG HỢP QUÝ KHÁCH SỬ DỤNG SƠN SÀN EPOXY GỐC NƯỚC
Quy trình thi công sơn epoxy gốc nước tương đối đơn giản và gần giống với quy trình thi công sơn epoxy gốc dầu. Đối với trường hợp này quý khách có thể xem chi tiết trong một chuyên đề kỹ thuật tiếp theo của chúng tôi.
Thông tin liên hê tư vẫn thắc mắc, xây dựng & thi công:
- TẬP ĐOÀN SK VIỆT NAM/SK Corporation Vietnam
- VPGD: Tòa nhà The One, KĐT Gamuda, Phường Trần Phú, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 097.134.8399
- Facebook: Tập Đoàn SK Việt Nam
- Wed tổng : skgroup
- Fanpage: SKGROUP